Giải mã các tên gọi của những hãng xe hơi trên thế giới

Tuy nhiên, ngay cả công việc này cũng không thuận lợi quá lâu bởi sau đó, ông bị chuyển xuống làm lễ tân. Khi Buick qua đời vào năm 1929, ông hoàn toàn khánh kiệt.
Những cái tên như Honda, Nissan, Toyota, Mercedes…vốn đã quá quen thuộc với chúng ta. Song bạn có bao giờ tự hỏi nguồn gốc tên gọi của các thương hiệu này bắt nguồn từ đâu ? Một số hãng xe được đặt tên theo nhà sáng lập, nhưng cũng có những công ty lấy thông điệp phát triển hay triết lý sâu xa nào đó làm tên thương hiệu của mình. Dưới đây là giải mã thú vị về tên gọi của những nhà sản xuất ôtô hàng đầu thế giới.

1. Nissan:

Hãng xe mà chúng ta biết tới ngày nay với tên gọi Nissan có tên gọi đầu tiên là DAT Motorcar vào năm 1914. Từ “DAT” bắt nguồn từ âm tiết đầu tiên trong họ của ba nhà sáng lập hãng. Năm 1931, doanh nghiệp DAT giới thiệu một mẫu xe nhỏ gọn mà họ gọi là Datson, sau này được chuyển thể thành “Datsun”.

Trong khi đó, doanh nhân người Nhật Bản Yoshisuke Aikawa đã thành lập một công ty cổ phần công nghiệp vào năm 1928 và đặt tên dự án mới của mình là Nippon Sangyo (dịch thoáng thì cái tên này có nghĩa là “các ngành công nghiệp Nhật Bản”). Sau đó, công ty của Aikawa đã mua lại DAT vào năm 1931 và cuối cùng, cái tên Nippon Sangyo được viết gọn thành Nissan.


Nhiều tay lái ngày nay có thể vẫn còn lưu giữ hồi ức rong ruổi cùng những chiếc ôtô Datsun trước khi ngồi sau vô lăng của một mẫu Nissan hiện đại. Nguyên nào đã dẫn tới việc đổi tên này ? Cho tới đầu những năm 80, biểu tượng Datsun đã xuất hiện trên các dòng xe mà Nissan xuất khẩu ra ngoài thị trường Nhật Bản. Tuy vậy, vào năm 1981, đội ngũ giám đốc điều hành của Nissan thông báo việc đổi tên công ty nhằm củng cố địa vị toàn cầu của thương hiệu Nissan. Bởi vậy, giờ đây bạn sẽ không còn được chạm tay vào một chiếc Datsun Z mà thay vào đó, hãy sẵn sàng đồng hành cùng một mẫu xe mang thương hiệu Nissan.

2. Toyota:

Toyota xuất thân không phải là một hãng ôtô. Và Toyota cũng không phải tên gọi đầu tiên của hãng xe Nhật Bản. Vào năm 1926, Sakichi Toyoda đã sáng lập Toyoda Automatic Loom Works, một công ty chuyên sản xuất khung dệt và không liên quan gì tới ôtô. Năm 1933, Kiichiro, con trai của Toyoda đã bắt tay thành lập một chi nhánh chế tạo động cơ chuyên biệt, mở đầu cho công việc sản xuất ôtô sau này.

Từ đâu mà tên gọi “Toyoda” chuyển thành “Toyota” ? Năm 1936, doanh nghiệp này tổ chức một cuộc thi thiết kế logo mới, và giải nhất thuộc về ba thí sinh Nhật Bản, đã tạo nên tên gọi Toyoda. Tuy nhiên, sau một thời gian trăn trở suy nghĩ, nhà Toyoda quyết định cái tên “Toyota” nghe có vẻ mạnh mẽ hơn. Đó là chưa kể dòng chữ “Toyoda” cần tới 9 nét chổi cọ, trong khi “Toyota” chỉ cần 8 nét, và 8 là con số may mắn trong quan niệm của người Nhật Bản. Và từ đây, Toyoda chính thức được đổi tên thành Toyota.

3. Chrysler:

Walter Chrysler có lẽ không phải một nhân vật có thế lực tiềm năng khi đang còn trẻ. Ông đã dành phần lớn thời gian của mình với công việc thợ máy xe lửa và mặc dù công việc không thật sự hấp dẫn, Chrysler vẫn là một thợ máy có tay nghề. Vào năm 1911, người thợ máy 36 tuổi đã trở thành quản đốc của Buick, và đến năm 1919, ông kiếm về hàng triệu đô la mỗi năm với vai trò lãnh đạo doanh nghiệp này.

Chrysler sau đó đã rời Buick, và sau nỗ lực không thành nhằm tiếp quản hãng Willys-Overland Motor Company, ông đã sử dụng số của cải tích lũy để mua một phần kiểm soát doanh nghiệp đang gặp khó khăn Maxwell Motor Company. Công ty mới của Chrysler đã cho ra mắt mẫu xe phổ thông có tên gọi Chrysler vào năm 1924, và một năm sau, cái tên Maxwell đã bị thay thế hoàn toàn bởi tên gọi mới Chrysler.

4. Honda:

Hãng xe Honda được đặt tên theo nhà sáng lập Soichiro Honda, một thợ cơ khí sớm bộc lộ tài năng và là người thành lập Honda Motor Co., Ltd vào năm 1946, chuyên sản xuất các dòng môtô nhỏ. Mặc dù ngành kinh doanh môtô đã có khởi đầu chậm chạp song cho tới những năm 60, Honda đã trở thành một trong những nhà sản xuất môtô lớn nhất thế giới. Năm 1963, Honda giới thiệu mẫu ôtô sản xuất đầu tiên, một mẫu bán tải có tên gọi Honda T360.

5. Buick:

David Dunbar Buick là một công dân nhập cư với óc sáng tạo, trước khi gia nhập thế giới động cơ, ông đã tạo ra phương pháp sản xuất bồn tắm gang tráng men hiệu quả hơn. Buick bắt đầu làm quen với các động cơ xe trong những năm 1890 và sau khởi đầu thất bại với một công ty động cơ, ông đã thử sức lần nữa với Buick Manufacturing Company vào năm 1902. Người ta nói rằng các mẫu xe của Buick rất kỳ diệu – ông là người đi đầu về công nghệ sử dụng van trên không, tăng độ bền một cách đáng kinh ngạc – tuy nhiên, Buick gặp khó khăn khi sản xuất và giao hàng đúng thời hạn. Kết quả là, ông luôn phải tìm kiếm các nhà đầu tư mới để vay tiền, và cuối cùng thì doanh nghiệp của ông bị bán lại cho nhà sáng lập General Motors, William C. Durant.

Năm 1908, Durant ngừng ký tiếp hợp đồng với Buick và đưa cho ông số tiền bồi thường thôi việc là 100.000 USD. Buick đã đầu tư toàn bộ số tiền này vào các mỏ dầu để tìm kiếm vận may, nhưng thần may mắn đã không mỉm cười với ông. Buick quay lại kinh doanh vào những năm 20 song thất bại, cuối cùng, ông quyết định trở thành giảng viên Trường đào tạo thương mại Detroit. Tuy nhiên, ngay cả công việc này cũng không thuận lợi quá lâu bởi sau đó, ông bị chuyển xuống làm lễ tân. Khi Buick qua đời vào năm 1929, ông hoàn toàn khánh kiệt.

6. Chevrolet:

Như đã nói ở trên, nhà sáng lập General Motors William Durant đã chấm dứt hợp đồng lao động với David Buick. Vào năm 1910, kịch bản đó đã lặp lại với chính William khi các chủ nợ đã buộc ông thôi giữ cương vị quản lý tại doanh nghiệp do ông thành lập, General Motors. Tuy vậy Durant đã không chùn bước. Ông bắt tay hợp tác với thợ cơ khí và tay đua xe người Thụy Sỹ Louis Chevrolet để thành lập hãng ôtô mới năm 1911. Cặp đôi này quyết định đặt tên công ty là Chevrolet, với biểu tượng huyền thoại là hình dấu thập Thụy Sỹ, quê hương của Louis Chevrolet (Những giai thoại khác thì kể rằng, Durant đã sao chép logo hình nút buộc vào cung từ một tờ giấy dán tường trong một khách sạn ở Pháp).

Công ty này nhanh chóng thu về khá nhiều chiến lợi phẩm. Durant bỗng chốc có đủ tiền để giành lại quyền kiểm soát General Motors, và vào năm 1917, GM đã thâu tóm Chevrolet. Tuy vậy, Louis Chevrolet thì không được may mắn như vậy. Ông đã phải bán cổ phần của mình cho Durant vào năm 1914 và mặc dù sự nghiệp của Chevrolet có nhiều cột mốc đáng chú ý, như việc về đích thứ 7 tại giải đua Indianapolis 500 năm 1919, ông chưa từng một lần thu về thắng lợi tài chính và cuối cùng phải quay về Chevrolet trong vai trò một nhà tư vấn.

7. Dodge:

Anh em John và Horace Dodge là những người thợ máy tài năng, họ đã thành lập công ty sản xuất xe đạp tại Michigan vào những năm 1890. Sau đó bán lại doanh nghiệp này và bắt đầu chế tạo hộp số cho các dòng xe cổ Old năm 1902 và Ford năm 1903. Tuy nhiên, họ vẫn luôn khao khát tạo nên những chiếc xe của riêng mình. Vào năm 1913, John và Horace đã từ bỏ vị trí nhà cung cấp hàng đầu của Ford và bắt tay thiết kế những mẫu xe của riêng anh em nhà Dodge. Những chiếc xe này đã nhanh chóng trở thành xe bán chạy thứ hai tại Mỹ, đem lại cuộc sống vương giả giàu có cho anh em nhà Dodge.

8. Mercedes:

Năm 1897, một doanh nhân người Áo tên là Emil Jellinek đã bắt đầu đặt hàng các mẫu xe của Daimler mà ông có thể lái tại những giải đua ôtô đang mọc lên nhanh chóng tại Châu Âu. Giai đoạn này đã kéo dài vài năm, song tới trước thềm thế kỷ 20, Jellinek đã có trong tay một cơ số các mẫu xe của Daimler mà ông vô cùng yêu mến mỗi khi cầm lái. Doanh nhân này thường tham dự các giải đua ôtô với mật danh khi ông điều khiển những chiếc xe này. Ông lấy tên của cô con gái 12 tuổi là Mercedes. Năm 1900, Jellinek ký thỏa thuận với Daimler để đặt hàng 36 mẫu xe mới với điều kiện là những chiếc xe phải được đặt tên là Mercedes. Daimler chấp thuận điều khoản này, và thương hiệu xe sang nổi tiếng chính thức ra đời.

9. Volvo:

Tên gọi của hãng xe Thụy Điển bắt nguồn từ cái tên Latinh “I roll” và là cách chia của động từ “volvere” với ý nghĩa là “lăn đi” trong tiếng Latinh. Công ty này khởi đầu là một doanh nghiệp sản xuất vòng bi cầu Thụy Điển có tên gọi SKF, và sau khi SKF đăng ký thương hiệu Volvo vào năm 1915, công ty đã lên kế hoạch để cái tên “Volvo” xuất hiện trên hầu hết các sản phẩm lăn được, từ vòng bi tới xe đạp và cả ôtô. Kế hoạch này đã không thành công tốt đẹp. Và bởi Thế chiến I nổ ra, Volvo đã buộc phải trì hoãn kinh doanh cho tới năm 1926.

10. Audi:

Audi là tên dịch Latinh của cái tên Đức “Horch”. Nhà sáng lập August Horch đã rời công ty sau 5 năm hoạt động, song ông vẫn muốn sản xuất xe hơi. Và bởi công ty “Horch” nguyên mẫu vẫn còn ở đó nên ông đã quyết định đổi tên doanh nghiệp mới của mình là Audi. Trong tiếng Anh, nó có nghĩa là “hark” (sự quay trở về).

11. Rolls-Royce:


Rolls-Royce là cái tên được sử dụng bởi hai công ty Rolls-Royce plc và Rolls-Royce Motor Cars. Vào năm 1884, Frederick Henry Royce đã sáng lập doanh nghiệp điện và cơ khí, sản xuất mẫu xe đầu tiên, một chiếc Royce vào năm 1904. Ông cũng được giới thiệu tới Charles Stewart Rolls vào ngày 4 tháng 5 năm đó. Cặp đôi này đã bắt tay hợp tác, trong đó, Royce đảm nhiệm sản xuất xe hơi được bán độc quyền bởi Rolls, và những mẫu xe này sẽ có tên gọi là Rolls-Royce.

12. Volkswagen:

Volkswagen là cái tên có nguồn gốc từ người Đức để ám chỉ chiếc xe của mọi người. Ferdinand Porsche muốn sản xuất một chiếc xe hơi phù hợp với túi tiền của số đông người tiêu dùng – Kraft-durch-Freude-Wagen (hay còn được gọi là “Strength-Through-Joy car”, một cái tên bắt nguồn từ một tổ chức xã hội của Đức quốc xã) sau này đã trở thành mẫu xe nổi tiếng và phiên bản tiếng Anh được gọi là Beetle.

13. Subaru:


Trong tiếng Nhật, cái tên Subaru có nghĩa là các chòm sao nổi tiếng với người phương Tây như Pleiades – chòm sao 7 Chị Em trên bầu trời đêm mùa đông. Công ty mẹ của Subaru, Fuji Heavy Industries, được hợp nhất từ 6 công ty con, và các vì sao xuất hiện trên logo của Subaru cũng mang ý nghĩa của sự hợp nhất này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *